Phần 2 - Thi THPT Quốc gia 2017, dạy học Toán thế nào để học sinh thi tốt?

Thứ hai - 17/10/2016 11:13
Ở phần trước, tôi đã trao đổi 2 ý về việc dạy học môn toán đáp ứng kỳ thi THPT Quốc gia 2017 và cho các năm học tiếp theo. Ở phần này tôi xin trình bày các ý kiến tiếp cho nội dung tiếp nối phần 1.
3) Hình thành cho học sinh kỹ năng, quy trình làm bài thi: Đọc đề \rightarrowđọc đáp án \rightarrow loại trừ đáp án sai \rightarrow nhận diện dạng bài \rightarrow phương pháp giải.
Với quy trình này học sinh đảm bảo có lựa chọn đáp án đúng với tỉ lệ cao. Khi ra đề thi giáo viên cũng xây dựng câu hỏi thể rèn luyện kỹ năng này của học sinh.
 
Khi dạy một loại toán, thầy cô cần dạy những cách giải khác nhau để khi gặp các tình huống trong đề thi học sinh có thể lựa chọn cách làm nào nhanh nhất tuỳ theo các phương án mà đề thi đưa ra, đặc biệt là khi nào dùng phép thử để chọn đáp án đúng và nên thử đáp án nào trước. Chẳng hạn ở câu 7 trong đề thi minh họa toán 2017, khi dạy học sinh cách tìm giao điểm của hai đồ thị y=f(x) và y=g(x), ngoài cách thông thường giải phương trình f(x)=g(x) để tìm hoành độ giao điểm hai đồ thị còn dạy cách thử các điểm có phải là giao điểm hay không? Thử khi biết toạ độ điểm hoặc chỉ biết hoành độ điểm hay tung độ điểm. Với câu này thì cả 2 cách làm đều có thể giải quyết được việc lựa chọn đáp án. Nếu làm theo cách thử thì việc thử đáp án B sẽ “hấp dẫn” nhất và thấy ngay đáp án này thoả mãn mà không cần quan tâm tới các đáp án khác.
 
Một thí dụ khác cho thấy phép thử có thể tránh được các tham số ở bài toán như câu 8. Nếu trước đây ở đề thi tự luận, bài toán sẽ yêu cầu tìm m để các điểm cực trị là đỉnh của tam giác vuông cân và khi đó quy trình tiến hành giải sẽ qua một số bước. Nhưng ở đây câu hỏi trắc nghiệm cho 4 phương án giá trị của m thì có thể thấy ngay dạng đồ thị của hàm số này chỉ có đến 3 điểm cực trị chỉ trong trường hợp  và các điểm cực trị hiển nhiên là đỉnh tam giác cân vì hàm chẵn. Trong các đáp án A và B thì rõ ràng đáp án B “hấp dẫn” để thử hơn. Với , dễ dàng thấy các điểm cực trị là đỉnh tam giác vuông cân (nhờ hình vẽ). Vậy sẽ chọn đáp án đúng là đáp án B.

4) Dạy học cần hình thành cho học sinh tư duy, khái quát vấn đề. Có kỹ năng hệ thống kiến thức theo sơ đồ cây, bản đồ tư duy; thường triển khai trong các bài dạy đầu chương và nội dung ôn tập cuối chương. Ở đầu chương chỉ giới thiệu hoặc cùng học sinh xác định phạm vi kiến thức, xây dựng khung sườn của chương để học sinh đảm bảo không bỏ xót các đơn vị kiến thức của chương. Ở nội dung ôn tập, một lần nữa nhắc lại cấu trúc kiến thức, và học sinh được chủ động bổ sung các kiến thức cụ thể, sử dụng các kỹ thuật “từ khóa” giúp học sinh nắm chắc kiến thức và không hiểu sai kiến thức.
ban do tu duy hinh hoc 10
Sơ đồ tư duy hệ thông hóa kiến thức chương 1 - Hình học 10
Qua đó giúp học sinh nhận dạng được các đơn vị kiến thức trong chương trình một cách nhanh nhất. Chẳng hạn, ngoài việc dạy từng loại hàm số với các dạng đồ thị của mỗi loại hàm số này, cần tổng kết để so sánh đối chiếu có được kiến thức tổng quát về các dạng đồ thị (bậc ba, bậc 4, hàm nhất biến). Ví dụ đối với câu 1 thì khi học sinh nắm được sự khái quát này có thể loại bỏ ngay các đáp án A, B, C vì các hàm số này không thể có dạng đồ thị như đã cho nên chọn ngay đáp án D mà không cần tính đạo hàm hàm số này, tốc độ làm bài chắc chắn sẽ nhanh hơn. Cũng với kiến thức về các dạng đồ thị hàm số, với câu 3 học sinh có thể chọn ngay đáp B mà không cần tính toán gì.

5) Dạy học thể hiện toán học gắn liền với thực tiễn và kiến thức liên môn: Khi dạy các khái niệm toán học thầy cô cần phân tích ý nghĩa hình học hoặc ý nghĩ vật lý nếu có của khái niệm và quay lại các ý nghĩa này khi học thêm các khái niệm khác. Chẳng hạn khi học khái niệm đạo hàm tại một điểm, thầy cô nhấn mạnh ý nghĩa vật lý và ý nghĩa hình học nhưng khi học xong khái niệm nguyên hàm cần quay trở lại vấn đề này. Nếu trước đây cho hàm S=f(t) với S (đ.v.đ.d) là quãng đường đi được tại thời điểm t (đ.v.t.g) thì S’ = f’(t) (đ.v.v.t) chính là vận tốc của chuyển động tại thời điểm t (đ.v.t.g). Nhiều học sinh sẽ ghi nhớ vấn đề này. Tuy nhiên khi có chuyển động với gia tốc không đổi mà biết hàm vận tốc, học sinh lại không biết áp dụng tìm nguyên hàm để tìm ra hàm quãng đường. Khi đó chắc chắn học sinh sẽ lúng túng khi gặp câu 24.
Với xu hướng đưa các bài toán thực tế là mức độ vận dụng cao, các thầy cô cần thường xuyên hình thành các câu hỏi theo hướng này.

6) Hướng dẫn học sinh sử dụng thành thạo máy tính cầm tay: Các câu trực tiếp sử dụng máy tính cầm tay để đi đến kết quả chiếm khoảng 1/3 số câu trong đề này. Các câu này tuy không cần quan tâm tới các bước giải nhưng học sinh vẫn cần biết khái niệm để nhận dạng và thực hiện việc sử dụng máy tính cầm tay thành thạo. Như vậy, việc ôn tập thi trắc nghiệm môn toán không chỉ dừng lại ở việc luyện tập kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay.
Xin lưu ý trong mọi trường hợp, máy tính cầm tay chắc chắn sẽ giúp ích trong việc nâng cao tốc độ tính toán nếu ta nắm được các thao tác cơ bản. Tuy nhiên đừng lạm dụng máy tính cầm tay và đừng tuyệt đối hóa năng lực của nó. Do vậy cần thuộc lòng các quy tắc, quy trình giải toán để áp dụng máy tính tìm đáp án đúng. Chú ý là máy tính cầm tay sẽ khó làm việc với tham số và không giải quyết được các bài toán định tính
 
7)Tăng cường cho học sinh luyện đề thi trắc nghiệm.
Tăng cường ôn tập các đề thi để học sinh có kỹ năng phản ứng với các dạng kiến thức, các kinh nghiệm phản ứng với các dạng câu hỏi, các kỹ năng loại trừ đáp án sai. Học sinh cần được ôn luyện thật kỹ trước khi làm bài, có bột mới gột lên hồ, tránh cho học sinh có tâm lý đánh bừa hay dự đoán, điều đó sẽ không giúp được gì nếu không hiểu gì về bản chất của câu hỏi.
Giáo viên tăng cường xây dựng ngân hàng đề, đã dạng về nội dung kiến thức ôn tập, đa dạng về các tình huống vận dụng kiến thức, các trường hợp vận dung ở mức độ vận dụng cao. Việc xây dựng các đề thi trắc nghiệm là không đơn giản. Nếu chúng ta làm đề không đúng cách, sa đà vào những định hướng xây dựng mang tính chủ quan, sẽ làm rối học sinh và dẫn chúng đi không đúng hướng. Theo tôi, có 2 giải pháp cho việc xây dựng đề ôn luyện cho học sinh: một là tham khảo ở các nguồn đáng tin cậy, hai là tổ chức xây dựng tập thể, có phản biện cẩn thận.
Tăng cường khai thác hệ thống thi trắc nghiệm qua trang web Violympic.vn để rèn luyện khả năng làm bài TN của học sinh.
Một lưu ý là, giáo viên ra đề thi phải kiểm soát được đáp án, đảm bảo hiệu quả trong việc rèn luyện kiến thức cho học sinh. Tránh lấy đề bài tùy tiện, bài tập đưa vào đề thi không có tác dụng rèn kỹ năng, kiến thức, kỹ năng tránh bẫy cho học sinh mà lại chỉ có tính áp dụng công thức hoặc kiến thức thuần túy. Các đáp án cần phải tính đến các khả năng mắc sai lầm của học sinh để chọn đáp án gây nhiễu, có như vậy mới đảm bảo tác dụng rèn kiến thức và kỹ năng làm bài cho học sinh.

Tác giả: Phùng Danh Tú

Nguồn tin: tuphung.com

Chú ý: Bài viết trên trang phản ánh quan điểm của cá nhân tôi hoặc của tác giả bài viết gửi bài cho trang web này. Bài đăng không đại diện cho tổ chức chính trị hoặc bất kỳ đơn vị nào. Bạn đọc có góp ý hãy bình luận ở dưới hoặc gửi email trong phần liên hệ.
Bài đăng lại từ trang của tôi mà không trích nguồn http://tuphung.com là vi phạm bản quyền.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Khảo sát

Bạn biết tôi từ đâu?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập30
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm19
  • Hôm nay6,117
  • Tháng hiện tại167,788
  • Tổng lượt truy cập7,815,969
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi